Đặc điểm Ngựa_Akhal-Teke

Ngựa Akhal-Teke cổ đại, bằng đồng, thế kỷ 4 - 1 TCN.Akhal-Teke

Akhal-Teke thuộc giống ngựa thuần chủng nhất thế giới, loài ngựa này có tốc độ phi mã cực nhanh và khả năng chịu đựng vô cùng dẻo dai. Chúng được thuần hóa cách đây khoảng 3000 năm và được nhập về Trung Quốc nhiều lần nhưng không sống được.[3] Akhal-Teke có dáng điệu nhanh lẹ như một con chó săn với các bắp thịt ngực cuồn cuộn nở, mặt nhô ra còn đôi mắt tròn, chính cái cổ mềm mại như cổ loài thiên nga mới chính là yếu tố đưa nó có tốc độ cao. Akhal-Teke là một sáng tạo tuyệt vời của tạo hóa, có dáng điệu nhanh lẹ như một con chó săn với các bắp thịt ngực cuồn cuộn nở, mặt nhô ra còn đôi mắt như có hào quang luôn nẩy lửa khi đối diện với kẻ thù.

Trong Mã Kinh, đây là loài ngựa điển hình cho những giống ngựa tốt. Những giống ngựa trận được các tướng soái quý chuộng vẫn thường là giống ngựa gọi là Thiên-Lý-Mã (Ngựa chạy ngàn dặm), như giống ngựa Huyết-Hãn Mã Akhal-Téké, hay giống ngựa gọi là Thiên Mã như ngựa Jaf Ba Tư và ngựa thuần chủng Ả-Rập, nhập cảng từ các nước Trung Ðông (Ferghana, Turkmenistan, Kurdistan, Ba-Tư, A-Phu-Hãn) theo Ðường Buôn Tơ lụa. Bảo Mã thuần chủng Trung-Đông mà Viễn-Đông gọi là Thiên Mã được chọn theo 12 đức tính gồm Ba Thứ Dài, Ba Thứ Ngắn, Ba Thứ Rộng và Ba Thứ Thanh.

  • Ba Thứ Dài là: Cổ dài. Tai dài. Chân trước dài.
  • Ba Thứ Ngắn là: Lưng Ngắn. Xương Đuôi Ngắn. Chân sau Ngắn.
  • Ba Thứ Rộng là: Trán Rộng. Ngực Rộng. Mông Đùi Rộng.
  • Ba Thứ Thanh là: Da Thanh. Mắt Thanh. Móng Thanh.

Ngoài 12 đức tính nói trên, Bảo Mã đó còn phải có được thêm một Bâu Kiều cao và hai hông sườn không có thịt. Việc lựa chọn ngựa để huấn luyện thành Chiến Mã còn tùy thuộc vào những điều kiện khó khăn nêu lên trong Mã Kinh. Như người ta loại trừ những con Ngựa Tía Lang Lô (Ngựa Tía có Dương Vật sắc lang trắng) và loại Ngựa Ô Bướm Trán (Ngựa Ô có đốm lông sắc trắng trước trán).

Loài ngựa này được cho là loài Hãn huyết bảo mã (ngựa ra mồ hôi đỏ như máu) trong truyền thuyết cũng như tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu của Kim Dung, bắt đầu bằng việc một chuyên gia người Nhật Bản thông báo phát hiện ra những con ngựa có mồ hôi máu gần núi Thiên Sơn, Tân Cương, Trung Quốc đã gây ra sự xôn xao dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng những con ngựa có mồ hôi máu thực chất mắc một loại bệnh hiếm gặp do các ký sinh trùng Parafilaria multipapillosa gây ra trên những cá thể ngựa, và không phổ biến trên bất cứ loài nào khác và hiện có khoảng 3.000 con ngựa mắc bệnh tương tự đang sống ở Turkmenistan, Nga, Kazakhstan và Uzbekistan.[3]